Chế độ ăn kiêng low-carb đã được phổ biến trong nhiều thập kỷ nhưng vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” bởi những tác động tích cực của nó đến sức khỏe. Ngoài hiệu quả rõ rệt trong việc giảm cân, chế độ ăn kiêng low-carb còn giúp cải thiện nhiều dấu hiệu sức khỏe. Chẳng hạn như cholesterol HDL cao, triglycerides trong máu, lượng đường trong máu và huyết áp.
Tuy nhiên, không phải chế độ ăn kiêng low- carb nào cũng giống nhau. Có rất nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
Loại 1: Chế độ ăn kiêng low-carb cơ bản
Chế độ ăn kiêng low-carb cơ bản tăng cường lượng protein từ các loại thịt, cá, trứng cùng các loại hạt, rau, trái cây và chất béo tốt. Khi áp dụng chế độ ăn kiêng này, bạn cần giảm thiểu sự tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất đường bột cao như khoai tây, ngũ cốc, thức ăn vặt có hàm lượng đường cao và đồ uống có đường.
Theo đó, hàm lượng chất đường bột được khuyến nghị dùng mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào mục tiêu giảm cân cũng như sở thích của từng người. Hiện nay, 3 liều lượng chất đường bột được áp dụng phổ biến bao gồm:
+ 100-150g chất đường bột (đã tính hàm lượng đường bột trong hoa quả và một số loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây) giúp duy trì cân nặng hoặc dành cho những người thường xuyên tập thể dục với cường độ cao.
+ 50-100g chất đường bột (tính cả trái cây và rau củ) giúp giảm cân chậm, ổn định hoặc duy trì cân nặng.
+ Dưới 50g chất đường bột giúp giảm cân nhanh. Trường hợp này cần cung cấp thêm nhiều rau nhưng cần hạn chế ăn trái cây để giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Loại 2: Chế độ ăn kiêng ketogenic
Chế độ ăn kiêng ketogenic cung cấp một lượng rất thấp chất đường bột, là chế độ ăn uống nhiều chất béo. Mục tiêu của chế độ ăn kiêng này là làm cho hàm lượng chất đường bột giảm đến mức cực kỳ hấp dẫn đến giảm mức độ insulin, từ đó bắt buộc cơ thể phải mở khóa lấy lượng mỡ dự trữ trong cơ thể để tiêu thụ đồng thời đưa cơ thể đi vào trạng thái trao đổi chất gọi là ketosis.
Ngoài tác dụng giảm cân, chế độ ăn này cũng được sử dụng để điều trị động kinh kháng thuốc ở trẻ, những người bị rối loạn khác và những vấn đề liên quan đến chuyển hóa như đái tháo đường loại 2.
Loại 3: Chế độ ăn kiêng Paleo
Được đánh là là một trong những phương pháp ăn kiêng phổ biến nhất hiện nay, chế độ ăn Paleo còn được biết đến với tên gọi là “Chế độ ăn của Người Thượng Cổ”. Chế độ ăn này có lượng xơ đạm rất cao giúp giảm cân hiệu quả mà không mất nhiều calories. Thực hiện chế độ ăn kiêng Paleo đồng nghĩa với việc bạn phải từ bỏ những thức ăn đóng hộp hoặc đã chế biến sẵn, thay vào đó là ăn những thực phẩm trực tiếp từ thiên nhiên.
Ngoài giúp giảm cân, chế độ ăn Paleo còn làm giảm lượng đường trong máu đồng thời giúp cải thiện các yếu tố gây nguy cơ về bệnh tim mạch.
Loại 4: Chế độ ăn kiêng với lượng chất đường bột thấp, chất béo cao
Chế độ ăn kiêng với lượng chất đường bột thấp và chất béo cao khá phổ biến tại Thụy Điển và các nước Bắc Âu. Chế độ ăn này tập trung chủ yếu vào các loại thịt, cá, trứng, chất béo lành mạnh, các loại hạt và quả mọng, các sản phẩm từ sữa, rau quả. Lượng chất đường bột được khuyến nghị dùng khi áp dụng chế độ ăn này là từ 20-100g/ngày.
Loại 5: Chế độ ăn kiêng không chất đường bột
Chế độ ăn kiêng này cần loại bỏ tất cả các chất đường bột ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Không ăn chất đường bột và chỉ ăn những loại thực phẩm từ động vật như: thịt, cá trứng cùng mỡ động vật như mỡ heo và bơ.
Nhìn chung các chế độ ăn kiêng low-carb đều giúp giảm cân hiệu quả và an toàn sức khỏe. Tùy theo nhu cầu và sở thích của bản thân, bạn có thể lựa chọn chế độ ăn kiêng phù hợp nhất với mình. Chúc các bạn thành công nhé!